4 感情表現と「~がる」 Biểu hiện cảm xúc và 「~がる」(muốn)
Các tính từ thể hiện cảm xúc trong tiếng Nhật như(痛い đau・羨ましい ghen tị・苦しい đau khổ・うれしい vui sướng・惜しい tiếc・悲しい buồn・痒い ngứa・悔しい ân hận・なつかしい nhớ, hoài niệm・恥ずかしい mắc cỡ・・・) hay biểu hiện mong muốn như 「~たい・~ほしい」 là tính từ ngôi thứ nhất, chỉ có thể được dùng để : thể hiện cảm xúc của bản thân (tôi) hay dùng trong câu hỏi cảm xúc của người nghe (bạn).
あなたは カメラが 欲しいですか? (Anh muốn có máy ảnh hả?)
→ はい、私は カメラが 欲しいです。 (Vâng, đúng là tôi muốn có máy ảnh)
→ はい、私は カメラが 欲しいです。 (Vâng, đúng là tôi muốn có máy ảnh)
あなたは 子どもの頃が 懐かしいですか?(Anh nhớ thời thơ ấu hả?)
→ はい、私は 子どもの頃が 懐かしいです。(Vâng, tôi nhớ thời thơ ấu)
→ はい、私は 子どもの頃が 懐かしいです。(Vâng, tôi nhớ thời thơ ấu)
Vì vậy, những câu sau là ví dụ sử dụng sai. Kiểu sai này rất phổ biến, cần hết sức chú ý.
× 田中さんはカメラが欲しいです。 (Anh Tanaka muốn có máy ảnh.)
× 彼は子供の頃が懐かしいです。 (Anh ấy nhớ thời thơ ấu)
(Ví dụ :うれしい→うれし‐がる/食べたい→食べた‐がる/嫌な→嫌‐がる)
Các tính từ cảm xúc trong tiếng Nhật như 「~たい・~ほしい」 là tính từ ngôi thứ nhấtnên không thể sử dụng trực tiếp nguyên mẫu để thể hiện cảm xúc cho ngôi thứ ba. Do vậy, để thể hiện cảm xúc ngôi thứ ba phải thể hiện lập trường nhìn từ ngoài vào bằng cách dùng 「~がる」「~がっている」 hay 「~そうだ」 chỉ trạng thái. Khi thể hiện cảm xúc hiện tại của ngôi thứ ba (cụ thể, cá nhân) thì dùng「~がっている」(đang muốn) tuy nhiên 「~がっている」 lại ít được sử dụng với ý tốt, cho nên nếu sử dụng với người lớn hơn mình sẽ là thất lễ, vì vậy trong trường hợp đó thì sử dụng 「~そうだ」 chỉ trạng thái sẽ tốt hơn.Thêm vào đó 「感情形容詞(tính từ cảm xúc) +がる・がっている」 sẽ thành tha động từ cho nên trợ từ chỉ đối tượng sẽ thay đổi「が→を」.
★ Thể hiện khuynh hướng thông thường/ thói quen 「~がる」
「感情形容詞 (tính từ cảm xúc) +がる」thể hiện khuynh hướng phổ thông hay xu hướng với đa số không cụ thể như 「人々 người người・若者 người trẻ・老人 người già・男 đàn ông・・・」 Nếu như, trường hợp ghép với danh từ chỉ cá nhân cụ thể thì không phải là diễn tả cảm xúc hiện tại mà là thể hiện thói quen hay xu hướng của người đó. Nếu như thấy khó hiểu thì đơn giản chỉ cần nhớ 「今~がっている」(Bây giờ ... đang muốn) 「いつも~がる」(luôn luôn ... muốn)
女の子は(だれでも)お人形を欲しがります。 <一般傾向>
Phụ nữ (ai cũng vậy) đều thích búp bê. <Khuynh hướng phổ thông>
Phụ nữ (ai cũng vậy) đều thích búp bê. <Khuynh hướng phổ thông>
子どもたち(だれでも)は甘い物を食べたがります。 <一般傾向>
Trẻ em (ai cũng vậy) đều thích ăn đồ ngọt <Khuynh hướng phổ thông>
Trẻ em (ai cũng vậy) đều thích ăn đồ ngọt <Khuynh hướng phổ thông>
この子はいつも勉強するのを嫌がります。 <本人の習性・性向>
Đứa bé này lúc nào cũng không muốn học. <Tập tính/ thói quen>
Đứa bé này lúc nào cũng không muốn học. <Tập tính/ thói quen>
★ Cách sử dụng trong câu quá khứ, mệnh đề trích dẫn, mệnh đề phụ thuộc
過去文・引用句・従属句の中での使い方
過去文・引用句・従属句の中での使い方
Trong câu quá khứ, mệnh đề trích dẫn, mệnh đề phụ thuộc (mệnh đề tiếp nối, mệnh đề bổ trợ) thì không ràng buộc như đã nói ở trên. Trường hợp này, đơn giản chỉ cần nhớ : cảm xúc「(懐かし・うれし)い」、(nhớ, vui) còn trạng thái nhìn từ ngoài thì 「(懐かし・うれし)がる」.
劉さんは子どもの頃が懐かしかった。 <過去文>
Anh Ryu đã nhớ thời thơ ấu. <Câu quá khứ>
Anh Ryu đã nhớ thời thơ ấu. <Câu quá khứ>
劉さんは子どもの頃が懐かしいと言った。 <引用句>
Anh Ryu (đã) nói nhớ thời thơ ấu. <Câu trích dẫn>
Anh Ryu (đã) nói nhớ thời thơ ấu. <Câu trích dẫn>
劉さんは子どもの頃が懐かしくて、故郷の友達に手紙を書いた。 <連用修飾句>
Anh Ryu nhớ thời thơ ấu nên đã viết thư cho bạn ở quê. <Mệnh đề tiếp nối>
Anh Ryu nhớ thời thơ ấu nên đã viết thư cho bạn ở quê. <Mệnh đề tiếp nối>
劉さんは子どもの頃の懐かしい思い出を小説に書いた。 <連体修飾句>
Anh Ryu đã viết trong tiểu thuyết những hoài niệm thời thơ ấu. <Mệnh đề bổ trợ>
Anh Ryu đã viết trong tiểu thuyết những hoài niệm thời thơ ấu. <Mệnh đề bổ trợ>
※ 連用修飾句・連体修飾句 2 loại này mình không biết dịch sao cho trôi chảy, từ cách dùng, tạm thời mình dịch là 連用修飾句(mệnh đề tiếp nối)・連体修飾句(mệnh đề bổ trợ)
③ Truyền đạt cảm xúc ngôi thứ ba/cá nhân 「~そうだ・~ようだ・~らしい」
Trong đó thường dùng nhất là 「~そうだ」 chỉ trạng thái, nhưng nói chung biểu hiện một cách gián tiếp như phía dưới là được.
Biểu hiện thể hiện cảm xúc của ngôi thứ ba
A . Anh Tanaka có vẻ rất vui <Suy đoán thị giác>
B. (Nghe nói) Anh Tanaka vui <Truyền miệng>
C. Anh Tanaka có vẻ vui <Suy đoán từ thông tin nhận được>
D. Anh Tanaka hình như vui <Suy luận cảm giác>
E. Anh Tanaka vui. <Giải thích>
F. Anh Tanaka có vẻ đang vui <Phán đoán từ bên ngoài>
B. (Nghe nói) Anh Tanaka vui <Truyền miệng>
C. Anh Tanaka có vẻ vui <Suy đoán từ thông tin nhận được>
D. Anh Tanaka hình như vui <Suy luận cảm giác>
E. Anh Tanaka vui. <Giải thích>
F. Anh Tanaka có vẻ đang vui <Phán đoán từ bên ngoài>
Như vậy, có thể thể hiện một cách trực tiếp cảm giác tự bản thân nhưng với cảm xúc ngôi thứ ba thì chỉ có thể suy luận, phán đoán mà thôi. Điều này thể hiện ý thức phân biệt rõ giữa ta với người của người Nhật, được thể hiện qua từ ngữ. Kiểu cảm xúc như vậy cũng có quan hệ với ý thức phân biệt 「Trong」, 「Ngoài」, đồng thời tạo ra các biểu hiện kính ngữ hay biểu hiện ứng xử phức tạp khác.
Hết phần 4
P/S : Các câu ví dụ trong bài mình vẫn giữ nguyên chữ Hán (Kanji) của bản gốc. Nếu muốn biết cách đọc các bạn có thể copy chữ Hán muốn biết dán sang từ điển online Mazii.net, hoặc copy cả câu và dán vào Google translate sẽ biết cách đọc.