Translate

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

とにかく Dù sao đi nữa

とにかく Dù sao đi nữa
Hôm nay trong lúc tìm tư liệu để viết thêm về Tự động từ và Tha động từ thì bất chợt thấy từ này. Cụm từ とにかく(TONIKAKU) này mình vẫn hay gặp và vẫn hay nghe người Nhật dùng trong văn nói cũng như viết hằng ngày. Nghĩa của từ này nghĩa là Dù sao đi nữa. Thử tra google translate mà dịch sang tiếng Anh thì nghĩa là Anyways. Tra thêm trên mazii.net thì とにかく được dịch là Cách này hay khác; dù gì chăng nữa; dù sao,... tùy theo ngữ cảnh.
Tuy nhiên hôm nay mình không nói về nghĩa của từ này mà là nguồn gốc của nó. Vì sao mình lại đột nhiên quan tâm đến nguồn gốc của một trạng từ bình thường như thế. Bởi vì khi viết sang Kanji (Hán tự) thì từ này là 兎に角 (Thố Giác, nghĩa là sừng thỏ). Vì sao một từ nghĩa đen là sừng thỏ mà lại được dùng với nghĩa Dù sao đi nữa,... rất thú vị phải không?
Mình xin copy nguyên câu tiếng Nhật giải thích chữ này trên trang web 語源由来辞典 , một trang web giải thích nguồn gốc của từ ngữ tiếng Nhật. Nguyên văn câu giải thích này là : 兎に角は「とかく」の当て字「兎角」を真似た当て字で、仏教語の「亀毛兎角」からと考えられる。Đại khái nghĩa là từ này bắt nguồn từ chữ 「兎角」(Thố giác), xuất phát từ chữ 「亀毛兎角」(Quy mao thố giác) của Phật giáo. Chính vì nguồn gốc này mà mình tìm hiểu thêm Quy mao thố giác nghĩa là gì. Đến đây thì chỉ cần copy vào google là ai cũng có thể tìm được nghĩa.
Đoạn sau là mình copy thôi : (龜毛兔角) Lông rùa sừng thỏ. Rùa vốn không có lông, thỏ cũng chẳng có sừng, nhưng vì rùa bơi trong nước, rong rêu bám vào mình rùa, người đời nhìn vào nhận lầm rong rêu là lông rùa, cũng như nhận lầm 2 cái tai thỏ dỏng lên là sừng thỏ. Bởi thế các kinh luận thường dùng từ ngữ lông rùa sừng thỏ để ví dụ những sự vật chỉ có tên chứ không có thực, hoặc vật hoàn toàn không có trong thực tế; cũng tức là phàm phu, vì vọng chấp mà nhận lầm có thực ngã, thực pháp. (Nguồn : internet)
BH, 3/2019